Giới thiệu Bộ môn Trắc địa Cao cấp - Công trình
1. Lịch sử ra đời
Bộ môn Trắc địa Cao cấp - Công trình có lịch sử hình thành và phát triển gần 20 năm song song với sự hình thành và phát triển của khoa Trắc địa - Bản đồ thuộc trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (nay là Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý). Trong suốt thời gian qua, Bộ môn đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường nói chung và Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý nói riêng, cũng như sự phát triển của ngành Trắc địa - Bản đồ của nước nhà. Ngày nay, trong thời đại công nghệ 4.0, để đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội cũng như bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ của thế giới, cán bộ giáo viên trong Bộ môn đã và đang có những định hướng phát triển sao cho phù hợp và tiệm cận với những khoa học tiến bộ trên thế giới, đáp ứng yêu cầu trong nước và hội nhập khoa học quốc tế.
2. Giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất
Hiện nay, Bộ môn có 08 cán bộ giảng viên, trong đó có 03 Tiến sĩ, 02 NCS và 03 Thạc sĩ. Đảm nhận giảng dạy các môn liên quan đến lĩnh vực trắc địa lý thuyết và trắc địa ứng dụng thuộc ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ, như: Hệ quy chiếu trắc địa, Lý thuyết thế trọng trường, Định vị dẫn đường hiện đại, Trắc địa công trình nâng cao, Định vị vệ tinh, Đo trọng lực, Trắc địa lý thuyết, Trắc địa cao cấp đại cương, Trắc địa công trình, …cho 3 hệ đào tạo Thạc sĩ, Đại học và Cao đẳng. Trong gần 20 năm qua, Bộ môn đã đào tạo được hàng trăm Kỹ sư, Cử nhân và Thạc sĩ có trình độ đáp ứng tốt các công việc tại các đơn vị nghiên cứu, quản lý và sản xuất, như: Viện Khoa học Đo đạc - Bản đồ; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; Cục Bản đồ/Bộ Tổng tham mưu; Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; các Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc các tỉnh, …
Với phương châm “đi bằng ba chân”, đó là Đào tạo – Nghiên cứu khoa học – Sản xuất thực tế. Trong những năm qua, Bộ môn đã có sự hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai sản xuất thực tế, thể hiện thông qua đề tài nghiên cứu khoa học các cấp ngày càng được tăng lên về số lượng và chất lượng, các công trình được triển khai sản xuất ở thực tế trên mọi miền đất nước đều có “bóng dáng” của sự áp dụng thành quả của quá trình nghiên cứu khoa học. Để từ đó, triết lý “khoa học xuất phát từ thực tiễn, thành quả của nghiên cứu khoa học quay trở lại phục vụ cho đời sống” lại được khẳng định hơn bao giờ hết.
Dưới đây là một số các công trình khoa học đã được các thành viên trong Bộ môn công bố trong những năm gần đây:
STT | Công trình đề tài NCKH | Tác giả | Đề tài cấp |
1 | Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của độ cao địa hình trong độ lệch dây dọi ở Việt nam | Phạm Thị Hoa | Đề tài cấp trường
|
2 | Tổng hợp số liệu độ cao geoid theo mô hình OSU91A và GAO98 phục vụ công tác đào tạo | Phạm Thị Hoa | Đề tài cấp trường
|
3 | Ảnh hưởng của địa hình trong dị thường trọng lực ở vùng núi Lai Châu – Sơn La | Phạm Thị Hoa | Đề tài cấp trường
|
4 | Nghiên cứu truyền độ cao quốc gia ra một số đảo lớn gần bờ ở nước ta với độ chính xác tương đương thuỷ chuẩn hạng III (2015) | Phạm Thị Hoa, Lương Thanh Thạch, Nguyễn Văn Quang | Đề tài cấp Bộ
|
5 | Nghiên cứu tích hợp số liệu đo và các nguồn số liệu hỗ trợ từ hệ thống IGS để nâng cao độ chính xác của kết quả xử lý số liệu đo lưới GPS (2015) | Phạm Thị Hoa | Đề tài cấp trường
|
6 | Khảo sát mối liên hệ giữa độ dài ca đo với kết quả xác định độ cao trắc địa bằng công nghệ GNSS (2015) | Phạm Thị Hoa | Đề tài cấp trường
|
7 | Xây dựng quy trình xác định dị thường trọng lực từ dị thường độ cao (2016) | Phạm Thị Hoa | Đề tài cấp trường
|
8 | Nghiên cứu kết nối tọa độ theo quan điểm động giữa hệ quy chiếu quốc gia VN2000 với các hệ quy chiếu quốc tế (2018) | Phạm Thị Hoa, Trần Anh Tuấn, Hoàng Đình Việt, Nguyễn Văn Bình, | Đề tài cấp trường
|
9 | Nghiên cứu và ứng dụng lọc Kalman để phân tích và dự báo biến dạng công trình
Study and application of Kalman filter for analysis and forecasting of construction deformation. (2010) | Đinh Xuân Vinh | Đề tài cấp Trường.
|
10 | Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Chuỗi thời gian (Time series) xây dựng mô hình toán học dự báo chuyển dịch của các điểm khống chế trắc địa. | Đinh Xuân Vinh, Lê Thị Nhung, Nguyễn Văn Quang | Đề tài cấp Trường.
|
11 | Nghiên cứu phương pháp đánh giá độ ổn định của điểm khống chế cơ sở trong khảo sát độ lún. | Đinh Xuân Vinh | Đề tài cấp Trường.
|
12 | Xây dựng quy trình kiểm tra số liệu quan trắc bằng phương pháp kiếm định thống kê. | Đinh Xuân Vinh | Đề tài cấp Trường.
|
13 | Thiết kế lưới khống chế trắc địa đo bằn công nghệ GNSS theo tiêu chí tối ưu hóa về độ chính xác và độ tín cậy. | Đinh Xuân Vinh | Đề tài cấp Trường.
|
14 | Nghiên cứu nâng cao độ chính xác xác định vị trí điểm máy thu trong đo GPS động xử lý sau phục vụ thành lập bản đồ tỷ lệ lớn ở Việt Nam. | Đinh Xuân Vinh | Đề tài cấp Trường. |
15 | Nghiên cứu xây dựng chương trình máy tính để giải một số bài toán trắc địa dựa trên mặt Elipxoid. | Lương Thanh Thạch
| Đề tài cấp trường.
|
16 | Khảo sát phương án kỹ thuật tối ưu để thành lập lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 bằng công nghệ GPS tĩnh. | Lương Thanh Thạch
| Đề tài cấp trường.
|
17 | Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật và đề xuất giải pháp thực hiện trong đo đạc và xử lý dữ liệu GPS độ chính xác cao
|
Nguyễn Xuân Thủy | Đề tài cấp Trường
|
18 |
Thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia | Nguyễn Xuân Thủy | Bài viết khác
|