Chuyển tới nội dung

Giới thiệu Bộ môn Bản đồ, viễn thám và GIS

25.04.2020

1. Giới thiệu chung

* Quá trình thành lập và phát triển:

Bộ môn Bản đồ, Viễn thám và GIS thuộc khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập từ tháng 8/2010. Bộ môn được hình thành từ:

- Tổ Trắc địa - Bản đồ thuộc Trường Trung học Đo Đạc và Bản đồ (5/1999);

- Tổ Ảnh và tổ Bản đồ thuộc khoa Đo đạc - Bản đồ, trường Trung học Địa chính TWI (5/2002);

- Bộ môn Ảnh – Bản đồ thuộc khoa Trắc địa - Bản đồ, trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (12/2005).

Đến nay, trải qua 20 năm hình thành và phát triển, bộ môn đã đào tạo được nhiều thế hệ kỹ thuật viên, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ, đóng góp một nguồn nhân lực chất lượng với tay nghề cao cho nhiều Bộ ngành trong cả nước.

* Chức năng nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học thuộc lĩnh vực bản đồ, viễn thám và GIS trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học được trưởng khoa, hiệu trưởng giao;

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của nhà trường;

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và trường theo yêu cầu của hội đồng trường, hiệu trưởng, trưởng khoa.

* Định hướng nghiên cứu:

- Lập trình GIS, phân tích không gian, xây dựng các dạng bản đồ theo công nghệ hiện đại (bản đồ đa phương tiện, bản đồ 3D, bản đồ điện tử, atlas điện tử, bản đồ di động, bản đồ mạng)

- Ứng dụng viễn thám (quang học, radar, lidar, UAV…) trong xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám, thiết lập các hệ thống trợ giúp ra quyết định trong quan trắc tài nguyên và môi trường.

-  Tích hợp GIS, GPS, RS trong xây dựng và khai phá cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai, biến đổi khí hậu, môi trường, khí tượng - thủy văn…

 - Tích hợp mô hình hóa biến động sử dụng đất, các hệ thống tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội phục vụ nghiên cứu tai biến thiên nhiên, đô thị hóa, đất ngập nước, biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

* Hoạt động đào tạo:

Bộ môn đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy các môn học về Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý cho nhiều chuyên ngành khác nhau của hệ đại học, cao học trong toàn trường. Bên cạnh các kiến thức nền tảng về lý luận, các môn học còn cung cấp các kỹ năng cần thiết theo hướng ứng dụng địa thông tin trong các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường như quản lý đất đai, biến đổi khí hậu, môi trường, khí tượng - thủy văn, địa chất – khoáng sản, bảo vệ tài nguyên và môi trường…

* Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Hoạt động NCKH không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của bộ môn mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, các giảng viên trong bộ môn luôn nỗ lực, tích cực nghiên cứu. Điều đó thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và sự đa dạng của đề tài các cấp mà các giảng viên đã tham gia.

Chủ trì đề tài NCKH cấp Bộ:

Nghiên cứu ứng dụng GIS hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian của một số loại đất phi nông nghiệp, công bố và theo dõi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, Đề tài cấp Bộ, mã số TNMT.2015.01.09, 2015 - 2017 (Phạm Thị Thanh Thủy, Chủ trì).

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến sử dụng đất, Đề tài cấp Bộ, mã số TNMT.2016.01.10, 2016 – 2018 (Bùi Thu Phương, Chủ trì)

- Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng ảnh hồng ngoại nhiệt và GIS trong cảnh báo cháy ngầm trên bể than Quảng Ninh. Đề tài cấp Bộ, mã số TNMT.2017.08.06, 2017 - 2019 (Nguyễn Tiến Thành, Chủ trì)

- Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS giám sát hiện tượng đảo nhiệt đô thị, Đề tài cấp Bộ, Mã số TNMT.2018.08.10, 2018-2020 (Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Chủ trì).

Chủ trì đề tài NCKH cấp Cơ sở:

Nghiên cứu ứng dụng GIS để đánh giá biến động đất đai cấp huyện, Đề tài cấp Cơ sở, 2013 (Bùi Thu Phương, Nguyễn Thị Lệ Hằng, chủ trì);

Ứng dụng phương pháp bản đồ số xây dựng bản đồ dân cư huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Đề tài cấp Cơ sở, 2014 (Bùi Thu Phương, Vương Thị Hòe, chủ trì);

Ứng dụng viễn thám và GIS nâng cao độ chính xác trong thành lập bản đồ đất ngập nước, thử nghiệm tại khu vực thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Đề tài cấp Cơ sở, 2015 (Bùi Thu Phương, chủ trì);

Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất huyện Quế Võ - Bắc Ninh trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu, Đề tài cấp Cơ sở, 2015 (Phạm Thị Thanh Thủy, chủ trì);

Nghiên cứu nâng cao độ chính xác kết quả phân loại lớp phủ khu vực miền núi Việt Nam bằng việc tích hợp DEM và NDVI với ảnh vệ tinh Landsat 8: Lấy ví dụ tỉnh Hòa Bình, Đề tài cấp Cơ sở, mã số 13.01.16.O.02, 2016 (Nguyễn Thị Thúy Hạnh, chủ trì);

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và kỹ thuật phân tích dữ liệu thăm dò (EDA) trong đánh giá chất lượng nước mặt - thực nghiệm tại khu vực Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, Đề tài cấp Cơ sở, mã số 13.01.16.O.03, 2016 (Nguyễn Tiến Thành, Chủ trì);

Nghiên cứu ứng dựng mã nguồn mở xây dựng WEBGIS cung cấp thông tin về sinh viên khoa Trắc địa - Bản đồ, Đề tài cấp Cơ sở, 2016 (Phạm Thị Thanh Thủy, chủ trì);

Xây dựng chương trình xác định các nguyên tố định hướng của ảnh đơn bằng ngôn ngữ lập trình Pascal phục vụ cho bài toán kiểm định và mục đích đào tạo, Đề tài cấp Cơ sở, 2016 (Quách Thị Chúc, chủ trì);

- Nghiên cứu xây dựng mô hình 3D khu đô thị Ciputra - Hà Nội, Đề tài cấp Cơ sở, 2016 (Lê Thị Thu Hà, chủ trì);

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám theo dõi, đánh giá diễn biến quá trình sạt lở bờ sông, Đề tài cấp Cơ sở, mã số 13.01.17.O.05, 2017 (Quách Thị Chúc, chủ trì);

Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các nguyên nhân gây biến động lớp phủ rừng phục vụ định hướng sử dụng lãnh thổ: Nghiên cứu thí điểm tại Hòa Bình, Đề tài cấp Cơ sở, mã số 13.01.17.O.01, 2017 (Nguyễn Thị Thúy Hạnh, chủ trì);

Ứng dụng GIS và MCA đánh giá khả năng thích nghi của đất đai phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp tại huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình, Đề tài cấp Cơ sở, 2017 (Phạm Thị Thanh Thủy, chủ trì);

Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở ILWIS thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Đề tài cấp Cơ sở, 2017 (Quách Thị Chúc, chủ trì)

Ứng dụng Viễn thám và GIS thành lập bản đồ hiện trạng diện tích mảng xanh với mối quan hệ dân số năm 2015 (Thực nghiệm cho khu vực thành phố Hà Nội), Đề tài cấp Cơ sở, 2017 (Lê Thị Thu Hà, chủ trì)

- Nghiên cứu điều vẽ ảnh ngoại nghiệp bằng thiết bị di động thông minh phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý, Đề tài cấp Cơ sở, mã số 13.01.17.O.12, 2017 (Phạm Thị Thương Huyền, chủ trì);

Nghiên cứu xác định nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông Bắc Bộ bằng ảnh viễn thám, Đề tài cấp Cơ sở, mã số 13.01.17.O.08, 2017 (Nguyễn Thị Thúy Hạnh, chủ trì);

- Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá nguy cơ trượt đất khu vực huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Đề tài cấp Cơ sở, 2018 (Quách Thị Chúc, chủ trì);

Nghiên cứu ứng dụng GIS và viễn thám trong dự báo mất đất nông nghiệp do mực nước biển dâng tại khu vực tỉnh Thái Bình, Đề tài cấp Cơ sở, 2018 (Phạm Thị Thanh Thủy, chủ trì).

* Bài báo khoa học: Các giảng viên trong bộ môn

Truong Thi Hoa Binh, Nguyen Viet Luong, Pham Viet Hoa, Nguyen Phuc Hai, Le Thi Thu Ha, Tran Thi Ngoan (2010), Mangrove change analysis using remote sensing & GIS technology (Case study: Can Gio district, Ho Chi Minh city, Viet Nam), ISPRS Technical Commision VII Symposium 100 Years ISPRS “Advancing Remote Sensing Science”, Vienna, Austria;

Nguyen Thi Thuy Hanh, Tran Ngọc Dien (2014), Composition of spectral and ancillary data in land cover classification: a case study in Hoa Binh - Vietnam, Proceeding of the 12th SEAGA International Conference 25-28 Nov 2014, Siem Reap, Cambodia.

Nguyen Thi Thuy Hanh (2014), Detect land cover change by using NDVI diffencing and post-classification: a case study in Hoa Binh- Vietnam, Proceeding of the 35th Asian Conference on Remote Sensing, Nay Pyi Taw, Myanmar.

Nguyen Thi Thuy Hanh, Tran Ngọc Dien (2015), Application of principal component analysis technique to multispectral image Landsat for monitoring change of agricultural land in the North Delta, Vietnam, Proceeding of the 34th Asian Conference on Remote Sensing, 20-24 Oct 2015, Bali, Indonesia.

Nguyen Văn Nam (2016), Assessment of fused methods between panchromatic and multi-spectral bands for Landsat 8 OLI data, Geo-spatial and mobile mapping technology, 233-237.

Nguyen Văn Nam (2016), Dettection of the urban area expansion using impervious surfaces extracted from SPOT data: A study case in Tay Ho District, Hanoi city, Geo-spatial and mobile mapping technology, 135-139.

Nguyen Thi Thuy Hanh, Pham Thi Thanh Thuy (2016), Incorporating ancillary data into Landsat 8 image classification process: a case study in Hoa Binh, Vietnam, Environ Earth Sci Springer - Verlag Berlin Heidelberg. Indexed in ISI, IF=1.765.

Nguyen Thi Thuy Hanh, Pham Thi Thanh Thuy (2016), Incorporating ancillary data into Landsat 8 image classification process: a case study in Hoa Binh, Vietnam, Environ Earth Sci Springer - Verlag Berlin Heidelberg. Indexed in ISI, IF=1.765.

Nguyen Van Nam (2017), Detection and Prediction of Urban Expansion of Hanoi Area (Vietnam) Using SPOT-5 Satellite Imagery and Markov Chain Model, Advances and Applications in Geospatial Technology and Earth Resources, GTER 2017, 119-133.

Nguyen Văn Nam (2017), Research on effective method of object-oriented classification for land cover using multi-spectral sattelite imagery/Izvestia vuzov (Geodesy and aerophotosurveying), Vol 1, С. 94-99.

Nguyen Van Nam (2017), Detection approach for land use change based on impervious surfaces extracted from multispectral imagery of spot satellite: a study case in Hanoi, Vietnam/ Izvestia vuzov (Geodesy and aerophotosurveying), Vol 3, pp. 87-94.

Nguyen Van Nam (2017), Use of markov chains and remote sensing data to predict land use conversion in large urban agglomerations/Izvestia vuzov (Geodesy and aerophotosurveying), Vol 5, pp. 99-105.

Nguyen Thi Thuy Hanh, Bui Thi Hong Tham, Pham Thi Thanh Thuy (2017), Forest change in Hoa Binh – Vietnam using Remote sensing and GIS, Geo-spatial Technologies and Earth Resources (GTER 2017), pp. 811. Publishing House for Science and Technology.

Pham Thi Thuong Huyen, Le Van Hien (2017), Application of Time Series Analysis for Processing GPS long-term data of a cable-stayed bridge considering the temperature effects, Proceeding of International Conference on Smart Management of Infrastructures, University of Transport and Communications, Vietnam (ISBN: 978 - 604 - 76 - 1481 – 3).

Bùi Thu Phương, Trương Quang Hải, Nhữ Thị Xuân, Nguyễn Văn Tuấn, Xây dựng Atlas điện tử dân cư thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 3, 2015

Bùi Thị Thúy Đào, Nguyễn Trần Cầu, Phạm Hoàng Hải, Phân tích cấu trúc các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Kon Tum, Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương, số cuối tháng 4/2017, ISSN 0868-3808, Tr. 95-97, 2017

Phạm Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2012) ng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất, Tuyển tập các báo cáo khoa học - Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 6, Hội Địa lý Việt Nam.

Bùi Thị Thúy Đào, Phương pháp bản đồ trong nghiên cứu địa lý, Kỷ Yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7, Tr.463-469, 2013

Bùi Thu Phương, Đặc điểm dân số và nguồn lao động huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học Địa lý lần thứ 8, 2014.

Bùi Thị Thúy ĐàoNguyễn Trần Cầu, Khoa học bản đồ trong thời đại công nghệ thông tin, Kỷ Yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8, Tr.1317-1325, 2014

Bùi Thu Phương, Trương Quang Hải, Nhữ Thị Xuân, Lê Hà Phương, Nghiên cứu hiện trạng và sự biến động đất ở theo đầu người với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và GIS, Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc, 2015.

Bùi Thị Thúy Đào, Ứng dụng GIS đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Kỷ yếu Hội thảo GIS toàn quốc, Tr. 400-404, 2015

Bùi Thị Thúy Đào, Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Kỷ yếu Hội thảo GIS Ứng dụng toàn quốc, ĐH Huế, Tr.237-244, 2016

Bùi Thị Thúy Đào, Nguyễn Trần Cầu, Phạm Hoàng Hải, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Kon Tum dưới góc độ phát triển bền vững, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 9, Tr.35-42, 2016

Bùi Thị Thúy Đào, Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS nghiên cứu hiện trạng và biến động các loại đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 -2015, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 9, Tr.1102-1110, 2016

Bùi Thu Phương, Biến động phân bố dân cư thành phố Hà Nội trên dữ liệu bản đồ, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia “Các vấn đề kinh tế - xã hội trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 2030 của Việt Nam, 2017.

Bùi Thị Thúy Đào, Ứng dụng mô hình phân tích nhân tố trong đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây trồng hàng năm trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Kỷ yếu Hội thảo GIS Ứng dụng toàn quốc 2017, ĐH Quy Nhơn, Tr.514-522, 2017

Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Phạm Thị Thanh Thủy, Lê Thị Thu Hà, Trần Thị Thu Trang, Nghiên cứu nâng cao độ chính xác phân loại ảnh bằng việc tích hợp dữ liệu DEM, NDVI với dữ liệu vệ tinh đa phổ, thí điểm tại Hòa BìnhKỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc, tr 9-19, NXB Đại học Huế, 2016

Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 xác định nhiệt độ bề mặt biển (SST), thử nghiệm tại Vịnh Bắc Bộ, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10, Đà Nẵng 21-22/4/2018, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr.1300-1308, 2018

Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Phân tích định lượng mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội với biến động lớp phủ rừng tỉnh Hòa Bình, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10, Đà Nẵng 21-22/4/2018, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr.103-111, 2018

Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Sử dụng ảnh thành phần chính để xác định biến động lớp phủ mặt đất khu vực Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 27, tr85-91, 2009

Bùi Thị Thúy Đào, Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao độ chính xác mô hình số địa hình, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, 2010

Bùi Thị Thúy Đào, Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi sử dụng đất tới môi trường khu vực Cẩm Phả - Hạ Long, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Số 7, tháng 3, năm 2011

Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Xây dựng Mô hình số địa hình bằng công nghệ LiDAR (2011), Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, số 8 tr.35-41, 2011

Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Khảo sát độ chính xác phương pháp phân tích thành phần chính ảnh vệ tinh đa phổ Landsat trong theo dõi biến động đất nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, 2012

Bùi Thu Phương, Nguyễn Thị Lệ Hằng, Ứng dụng GIS nghiên cứu biến động đất đai cấp huyện, Tạp chí Khoa học đo đạc và Bản đồ, Số 18, 2013

Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Phạm Thị Thanh Thủy, Sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian trong giám sát biến động lớp phủ: nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình, Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng GIS toàn Quốc lần thứ 6, tr 379-388, Cần Thơ, 2014

Nguyễn Thị Thu Nga, Bùi Thu Phương, Ứng dụng phương trình mất đất phổ dụng (USLE) đánh giá nguy cơ xói mòn đất khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Kỹ thật Mỏ - Địa chất, tập 58, kỳ 4, 2017.