Chuyển tới nội dung

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT CỦA CÁC LOẠI HÌNH LỚP PHỦ MẶT ĐẤT KHU VỰC TỈNH NAM ĐỊNH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2009-2020

11.11.2023

Nam Định là tỉnh có mật độ dân số tương đối cao, có sự thay đổi loại hình sử dụng đất nhanh chóng từ năm 2009 đến năm 2020 do quá trình công nghiệp hóa và sự ra tăng về dân số. Sự thay đổi các loại hình sử dụng đất đặc biệt liên quan đế việc mở rộng đô thị và giảm thành phần đất nông nghiệp, hoa màu. Bài báo này nghiên cứu về việc ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý cung cấp thông tin định lượng đánh giá sự biến đổi nhiệt độ liên quan đến sự thay đổi các loại hình lớp phủ mặt đất. Trong nghiên cứu này, các kỹ thuật viễn thám được sử dụng để ước tính nhiệt độ bề mặt đất (LST) bằng cách sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 7_ETM+ và Landsat 8_OLI_TIRS. Khi thay đổi lớp phủ bề mặt đất đã làm thay đổi trường nhiệt, nhiệt độ bề mặt đất (LST) có thể là một chỉ số thích hợp thể hiện sự thay đổi liên quan đến sự thay đổi các loại hình lớp phủ mặt đất. Tiếp theo đó, hệ thống thông tin địa lý được áp dụng để trích xuất nhiệt độ bề mặt trung bình hàng năm cho từng loại hình lớp phủ mặt đất trong các năm 2009, 2014 và 2020. Kết quả cho thấy diện tích lớp bề mặt không thấm tăng lên 15,96% từ năm 2009 đến năm 2020 và luôn có nhiệt độ trung bình cao hơn so với các loại hình lớp phủ khác. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là một tài liệu hữu ích cho các nhà quy hoạch đô thị và cơ quan quản lý tài nguyên môi trường của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. 

Bài viết khác