Công nghệ 3D Laser Scanner - Hướng tiếp cận mới trong công tác đào tạo sinh viên ngành Kỹ thuật Trắc địa Bản đồ
Ngày 27 tháng 11 năm 2020, tại trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Khoa Trắc địa Bản đồ và Thông tin địa lý phối hợp cùng với công ty TOPCON Đông Nam Á (chi nhánh của hãng TPOCON tại Việt Nam) đã giới thiệu đến thầy cô cùng đông đảo sinh viên và học viên trong Khoa về tính năng của máy GLS-2000 3D Laser Scanner .
Máy GLS-2000 với tính năng Laser Scanner 3D, là một trong những công nghệ mới nhất và hiện đại nhất của hãng TOPCON hiện nay. Các tính năng vượt trội của máy có thể kể đến như: tính năng chụp ảnh panorama 360 độ, tốc độ quét trên 120000 điểm/ giây, khoảng cách quét đối tượng xa lên đến 500 mét,…
Công nghệ3D Laser Scanner đã được ứng dụng trong các công trình, đối tượng 3D như:
- BIM (Building Information Modeling): Mô hình hoá thông tin toà cao ốc.
- CIM (Construction Information Modeling): Mô hình hoá thông tin công trình xây dựng
- Mô hình hoá Hiện trường thiên tai, tai nạn
- Mô hình hoá 3D Công trình di sản văn hoá, hang động
- Khảo sát đo đạc trước khi xây dựng Cầu, Hầm, Đường dây tải điện,...
- Khảo sát chất lượng công trình Giao thông, Xây dựng,...
Một số hình ảnh công trình mà công nghệ 3D lazer scanner máy GLS-2000 đã thực hiện:
Với thời gian khoảng 4 giờ, thầy cô và các bạn sinh viên, học viên trong Khoa đã được chuyên gia hàng đầu về công nghệ của hãng giới thiệu và hướng dẫn thực hiện ngay tại sân trường công tác quét laser 3D các công trình trong khuân viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường. Dữ liệu hình ảnh và đám mây điểm quét (pointcloud) công trình đã được xử lý với độ chính xác cao trên phần mềm chuyên dụng của hãng và cho kết quả trực quan, trung thực. Thông qua buổi làm việc với chuyên gia đã giúp thầy cô và sinh viên, học viên trong Khoa tiếp cận với công nghệ mới và có nhiều thông tin hữu ích về sự phát triển của công nghệ trong ngành trên thế giới và ở Việt Nam.
Dưới đây là hình ảnh của buổi làm việc giữa chuyên gia với thầy cô và các bạn sinh viên, học viên trong Khoa, cũng như kết quả sản phẩm 3D khuân viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được tạo ra từ dữ liệu máy quét laser 3D GLS-2000.